Tháo sụn sau khi nâng mũi và những lưu ý quan trọng bạn không thể bỏ qua
Post by Bác sĩ Phương Dung 0 Comments

Tháo sụn sau khi nâng mũi và những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua là nội dung có trong bài viết dưới đây. Nâng mũi điêu khắc sẽ chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến quyết định cần phải tháo sụn mũi cũng như những ảnh hưởng của nó đến cơ thể bạn về mọi mặt.  

Xem thêm: 7 bài tập và cách làm mũi cao đẹp tự nhiên không thể tin được

Nguyên nhân dẫn đến quyết định tháo sụn mũi sau khi phẫu thuật

Phẫu thuật nâng mũi là việc bổ sung thêm mô sụn vào sống mũi để đẩy sống mũi cao hơn, tạo lên sự thanh thoát và thon gọn cho khuôn mặt. Tuy nhiên trong một vài trường hợp với những lý do khác nhau mà phải tiến hành tháo bỏ sụn sau khi tiến hành phẫu thuật nâng mũi.

Dáng mũi không hài hòa với tổng thể khuôn mặt: Có thể do chưa tham khảo các dáng mũi trước khi tiến hành phẫu thuật hoặc cố gắng chạy theo một dáng mũi được xem là chuẩn nhưng lại không phù hợp với khuôn mặt khiến cho bạn phải tiến hành tháo sụn mũi sau khi phẫu thuật.

Dáng mũi không được như mong muốn: Có thể do trình độ tay nghề của bác sỹ không đủ giỏi để có thể mang lại một dáng mũi hoàn hảo như bạn mong muốn. Có những dáng mũi chuẩn cần tay nghề cũng như kinh nghiệm lâu năm mới có thể hoàn thành. Đây là lý do khiến cho bạn cần tìm đến những địa chỉ phẫu thuật nâng mũi uy tín và chất lượng.

Phẫu thuật thất bại, mũi hỏng, lệch do chăm sóc chưa đúng cách và sửa mũi bị hư, hỏng: Vì những lý do chủ quan hay khách quan làm cho ca phẫu thuật nâng mũi của bạn bị thất bại, đương nhiên bạn không thể cố gắng sống chung với dáng mũi đó. Ngược lại nếu kéo dài tình trạng sưng tấy và nhiễm trùng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của bạn,  giải pháp tối ưu dành cho bạn lúc này là tháo sụn mũi sau khi phẫu thuật.

Có nhu cầu sửa lại dáng mũi: Theo thời gian hoặc theo nhu cầu sở thích của bạn mà dáng mũi cũ không còn phù hợp nữa, lúc này bạn muốn thay đổi dáng mũi thì việc đầu tiên bạn cần làm là tháo sụn mũi và tham khảo các dáng mũi đang thịnh hành mà bạn ưng ý.

Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi bạn cần biết

Trong những trường hợp bất khả kháng, tháo sụn mũi là giải pháp tối ưu
Trong những trường hợp bất khả kháng, tháo sụn mũi là giải pháp tối ưu

Những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua khi tháo sụn mũi

Nắm được những trường hợp bắt buộc phải tháo sụn mũi bạn cũng không thể bỏ qua những lưu ý khi tháo sụn mũi để có thể chủ động tình hình và giảm thiểu những tác động xấu đến cơ thể.

Sức khỏe: Về mặt sức khỏe thì quá trình tháo sụn mũi không hề ảnh hưởng lớn bởi nó chỉ diễn ra trong khoảng thời gian chưa đầy 30 phút. Tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe cũng như chất liệu sụn mũi mà quá việc tháo sụn mũi được diễn ra theo các quy trình khác nhau.

Hình dạng mũi sau khi tháo sụn: Mũi sẽ trở lại trạng thái bình thường như ban đầu trước khi tiến hành phẫu thuật nâng mũi nếu như bạn chỉ thực hiện việc nâng mũi mà không kèm theo chỉnh sửa thu hẹp cánh mũi hay thay đổi hình dáng đầu mũi. Còn trong trường hợp bạn chỉnh sửa gần như toàn bộ mũi bao gồm: nâng sống mũi, thu hẹp cánh mũi, gọt đầu mũi… thì việc tháo sụn mũi sẽ khiến mũi của bạn trở lên thấp hơn.

Tháo sụn mũi có để lại sẹo hay không: Việc tháo sụn mũi cũng giống như khi nâng mũi, nó hoàn toàn không để lại sẹo nhưng để đảm bảo về mặt thẩm mỹ bạn nên chọn dịch vụ ở các cơ sở uy tín và chất lượng.

Da mũi có bị nhăn sau khi tháo sụn: Đó là điều hiển nhiên, bởi khi có sụn da sẽ căng đầy, khi tháo sụn sẽ khiến cho vùng da đó bị nhăn và biến dạng. Vì vậy khi tiến hành tháo sụn mũi mà không có ý định thay sụn khác thì bạn nên tiến hành kèm theo dịch vụ cắt bỏ vùng da thừa để mũi không bị nhăn.

Xem thêm: Nâng mũi sau bao lâu sẽ được nằm nghiêng và những tư thế bạn cần tránh

Bác sĩ Phương Dung

Leave a Reply