Cách giảm sưng sau khi phẫu thuật mũi
Post by Bác sĩ Phương Dung 0 Comments

Khi phẫu thuật chắc chắn bạn sẽ bị sưng, và phẫu thuật chỉnh mũi cũng vậy. Phương pháp này dùng để thay đổi kích thước mũi và được thực hiện khác nhau ở từng người. Ngoài thay đổi hình dáng mũi, kiểu phẫu thuật này cũng giúp cải thiện hơi thở.

Theo như chia sẻ từ Bác Sĩ Lê Trần Duy – chuyên gia trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ thì để có được kết quả như mong đợi, bác sĩ sẽ làm gãy hoặc thay thế các đoạn xương mũi của bạn. Các tiến trình tác động tới xương mũi sẽ để lại vết sưng trong vài tuần, đôi khi lâu hơn. Bạn cần phải theo sát sự hướng dẫn của bác sĩ và từng bước làm giảm vết sưng.

Dưới đây là chia sẻ từ Bác Sĩ Lê Trần Duy cách giảm sưng sau khi phẫu thuật mũi dành cho bạn, hãy nhanh chóng loại bỏ những nguyên nhân và dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi.

Phần 1. Làm Theo Các Hướng Dẫn Tiền Phẫu Thuật

Làm theo các hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật

1. Làm theo các hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ đưa bạn các hướng dẫn đặc biệt trước khi phẫu thuật tầm hai tuần. Một số sẽ hướng dẫn bạn cách hoạt động an toàn để tránh phải điều trị y học ngoài dự kiến trước và trong khi phẫu thuật. Còn lại sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị thể trạng tốt cho buổi phẫu thuật và cách hồi phục sau phẫu thuật, bao gồm các bước giảm sưng.

– Mỗi ca phẫu thuật, mỗi bác sĩ và mỗi bệnh nhân đều khác nhau. Vết sưng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thế.

– Hãy chú ý kỹ những hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế bị sưng nhé.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: sau khi nâng mũi thì phải ăn kiêng gì?

Bắt đầu thay đổi trước phẫu thuật hai tuần

2. Bắt đầu thay đổi trước phẫu thuật hai tuần.

Hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật, bao gồm những thay đổi trong đơn thuốc hàng ngày của bạn. Việc này đòi hỏi sự hợp tác từ các chuyên viên, bác sĩ thường ngày và bác sĩ phẫu thuật của bạn. Một vài loại thuốc có thể làm thay đổi và ảnh hưởng tới quá trình trong và sau phẫu thuật, như là làm tăng số lượng và kéo dài vết sưng.

– Hãy thay đổi đơn thuốc của bác sĩ, thuốc tự mua ngoài tiệm và các thảo dược bổ sung bạn dùng trước khi phẫu thuật hai tuần.

– Các loại thuốc cần thời gian để ra khỏi hẳn cơ thể bạn và để cơ thể quay trở lại trạng thái cơ bản ban đầu.

Trao đổi với các bác sĩ

3. Trao đổi với các bác sĩ.

Hãy đưa cho bác sĩ phẫu thuật danh sách thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả thảo dược chức năng và thuốc không theo toa, ít nhất 30 ngày trước khi phẫu thuật. Các bác sĩ cần thời gian để trao đổi với nhau xem loại thuốc nào bạn nên tạm ngưng dùng và loại nào thì vẫn dùng bình thường.

– Không bao giờ được ngưng hay tự ý điều chỉnh các loại thuốc được bác sĩ kê toa cho bạn.

– Hãy liên hệ với các chuyên viên và bác sĩ cá nhân của bạn sớm. Rất nhiều loại thuốc cần được dùng ít dần trước khi ngưng hẳn.

– Một vài loại thuốc theo toa không được ngưng dùng hay điều chỉnh liều lượng. Hãy cho bác sĩ phẫu thuật biết loại thuốc nào bạn phải dùng hàng ngày, kể cả trong ngày phẫu thuật.

Ngưng dùng các loại thuốc không cần toa (OTC)

4. Ngưng dùng các loại thuốc không cần toa (OTC).

Bác sĩ sẽ biết bạn có thể tiếp tục dùng loại thuốc nào, như là acetaminophen chẳng hạn. Bạn sẽ cần ngưng nhiều loại thuốc nhưng không phải tất cả. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cho bạn biết bạn có thể dùng tiếp loại nào.

– Bạn sẽ cần ngưng dùng các loại thuốc OTC kháng viêm như ibuprofen, naproxen và aspirin trước khi phẫu thuật hai tuần.

– Các loại thuốc trên sẽ khiến bạn chảy nhiều máu hơn và sẽ bị sưng nhiều hơn sau phẫu thuật.

Ngưng các loại thảo dược chức năng

5. Ngưng các loại thảo dược chức năng.

Bạn nên ngừng dùng các thảo dược chức năng trước khi phẫu thuật hai tuần. Tốt nhất bạn nên lên kế hoạch dừng toàn bộ các thảo dược này. Bác sĩ phẫu thuật sẽ hướng dẫn bạn cách ngưng.

– Một vài thảo dược có thể cản trở quá trình gây tê và một số khác sẽ gây chảy máu và sưng nhiều hơn sau phẫu thuật.

– Hãy ngưng dùng omega 3 và 6 có trong các viên dầu cá, dầu lanh, cây ma hoàng, cúc thơm, mao lương vàng, tỏi, nhân sâm, gừng, cam thảo, nữ lang và kava. Danh sách này chưa phải tất cả, nên bạn hãy trao đổi với bác sĩ phẫu thuật về những thảo dược bạn đang dùng nhé.

Ăn uống lành mạnh

6. Ăn uống lành mạnh.

Chế độ ăn lành mạnh sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục và giảm vết sưng. Như vậy bạn nên có chế độ ăn này từ trước khi phẫu thuật càng sớm càng tốt và duy trì nó đến sau khi phẫu thuật xong.

– Hãy ăn các trái cây và rau có nhiều chất xơ như đậu Hà Lan, đậu lăng, atisô, mầm cải bruxen, đậu lima và đậu đen.

– Thực phẩm nhiều chất xơ sẽ ngăn táo bón (thường gây ra bởi thuốc giảm đau khi phẫu thuật). Căng thẳng do táo bón sẽ khiến vùng phẫu thuật dễ bị chảy máu và sưng thêm.

– Giảm lượng natri ăn vào để làm dịu vết sưng sau phẫu thuật.

– Uống đủ nước trong những tuần liền kế phẫu thuật. Nước sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh và giảm sưng.

Không hút thuốc và uống bia rượu

7. Không hút thuốc và uống bia rượu.

Nếu có hút thuốc, bạn nên ngưng vài tuần trước khi phẫu thuật.

– Những người hút thuốc sẽ hồi phục chậm hơn.

– Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

– Không uống thức uống có cồn vì cồn sẽ làm loãng máu. Đừng uống bia rượu trước khi phẫu thuật ít nhất năm ngày.

Phần 2. Làm Giảm Sưng Hậu Phẫu Thuật

Chấp nhận vết sưng và thâm tím

1. Chấp nhận vết sưng và thâm tím.

Vì mũi bạn đã được phẫu thuật nên việc bị sưng và tím là chuyện hết sức bình thường. Mỗi người và mỗi đợt phẫu thuật đều khác nhau, nên các vết sưng và tím cũng khác nhau.

– Các vết sưng thường tồn tại trong khoảng bốn tuần. Đây là thời điểm tốt nhất để làm giảm vết sưng trong khi các mô đang lành.

– Sẽ mất khoảng vài năm để vết sưng bên trong mũi lành hẳn. Nhưng trong 2-3 tuần đầu, người quen nhìn vô sẽ không biết là bạn vừa phẫu thuật mũi đâu.

– Vết thâm tím thường xuất hiện bên dưới mắt và tồn tại trong vài tuần.

Chườm đá lạnh

2. Chườm đá lạnh.

Ngay khi về nhà sau khi phẫu thuật, bạn hãy chườm đá lạnh xung quanh mũi càng sớm càng tốt. Ngoài ra hãy chườm đá ở mắt, trán và má nữa. Nhớ là hãy bọc đá lại chứ đừng đặt trực tiếp lên khu vực chườm nhé. Đây là một bước quan trọng giúp làm giảm vết sưng.

– Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, bạn hãy chườm đá càng thường xuyên càng tốt.

– Các vết sưng sẽ xuất hiện nhiều nhất sau ba ngày từ ngày phẫu thuật. Vậy nên, trong hai ngày đầu, bạn càng chườm đá nhiều thì đến ngày thứ ba, các vết sưng sẽ càng ít xuất hiện.

– Đừng đặt túi đá trực tiếp ngay trên mũi vì nó tạo ra một lực đè không tốt cho mũi.

– Các bác sĩ phẫu thuật sẽ gợi ý cho bạn những kiểu chườm đá nào nên dùng. Một vài người sẽ khuyên bạn dùng túi bỏ rau củ đông đá, túi đá bào hoặc túi đá viên. Bạn có thể dùng khăn hoặc miếng vải quấn đá lạnh và chườm lên khu vực sưng.

– Chườm đá liên tục sẽ giúp bạn thấy bớt khó chịu, và chườm nhiều lần trong 48 giờ đầu sẽ làm giảm các vết sưng.

Giữ cao đầu

3. Giữ cao đầu.

Việc giữ đầu cao hơn ngực rất quan trọng, kể cả khi bạn đang nằm nghỉ hoặc ngủ. Hạn chế cuối người xuống nữa nhé. Đây là lưu ý quan trọng để làm giảm số vết sưng sẽ nổi lên.

– Sẽ khá khó khăn để tìm ra tư thế ngủ thoải mái khi bạn cứ phải giữ cao đầu như thế.

– Hãy kê khoảng ba cái gối khi ngủ. Hãy đảm bảo là bạn gối đầu vững để không lăn khỏi gối khi đang ngủ nhé.

– Hãy ngủ cao đầu như thế trong ít nhất hai tuần sau phẫu thuật.

– Giữ đầu cao nghĩa là bạn cũng không được cuối người trong hai tuần sau phẫu thuật.

– Ngoài ra cũng không mang vác vật nặng. Khi đó các vết sưng sẽ tệ hơn và sức nặng có thể làm tăng huyết áp, khiến khu vực phẫu thuật bị chảy máu.

Đừng đụng vào các miếng dán

4. Đừng đụng vào các miếng dán.

Băng keo, thanh nẹp và băng mũi sẽ khiến bạn thấy khó chịu. Tuy nhiên, chúng được bác sĩ phẫu thuật cẩn thận đặt ở đó thể thúc đẩy hồi phục cho bạn. Vậy nên dù có cảm thấy không thoải mái thì vẫn cứ để yên chúng ở đó để các vết sưng lành nhanh nhé.

– Bác sĩ phẫu thuật sẽ tháo băng và nẹp sau một tuần. Sau đó họ có thể thay nẹp mới để tiếp tục làm lành vết sưng.

– Bạn chỉ được thay băng và nẹp chính xác như được hướng dẫn nhé. Nếu không, cứ để yên chúng để mau lành hơn.

– Bác sĩ có thể sẽ đặt thêm một miếng băng cá nhân ở chân mũi để thấm các vết máu hoặc dịch từ vết thương chảy ra, giúp làm giảm vết sưng.

– Hãy thay băng đúng như hướng dẫn nhé. Đừng tháo quá sớm hoặc ép quá chặt khi thay băng.

Đi bộ

5. Đi bộ.

Có thể bạn sẽ cảm thấy lười vận động, nhưng hãy đứng lên và đi dạo xung quanh để giúp vết sưng mau lành nhé.

– Bắt đầu đi càng sớm càng tốt. Đi bộ sẽ ngăn máu đông và làm giảm vết sưng.

– Tuy nhiên, đừng tập thể dục trở lại nếu bác sĩ chưa cho phép nhé.

Uống thuốc theo đúng toa

6. Uống thuốc theo đúng toa.

Hãy uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để làm giảm cơn đau và vết sưng. Ngoài ra đừng dùng thêm loại thuốc nào khác nếu không được bác sĩ cho phép.

– Dùng lại các loại thuốc được kê thường ngày khác của bạn theo sự hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ kê toa.

– Với các loại thuốc được kê toa khác, tốt nhất bạn nên dùng mỗi ngày một ít, và tăng dần lên cho đến khi đúng liều của chúng.

– Dùng lại thảo dược chức năng và thuốc OTC nếu bác sĩ cho phép. Một vài thành phần vẫn có thể gây sưng và chảy máu. Có thể bạn cần chờ từ 2-4 tuần trước khi có thể dùng lại bình thường theo chỉ dẫn của bác sĩ phẫu thuật.

Thay đổi quá trình vệ sinh hàng ngày

7. Thay đổi quá trình vệ sinh hàng ngày.

Thay vì tắm vòi, hãy dùng bồn tắm khi bạn còn đang băng bó. Hơi nước và nước từ vòi sẽ làm lỏng băng dính và nẹp mũi, ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của bạn.

– Hãy hỏi ý kiến bác sĩ phẫu thuật trước khi bạn tắm vòi.

– Hãy cẩn thận khi rửa mặt để tránh làm ướt băng nẹp cũng như là tránh tác động mạnh vào mũi.

– Đánh răng thật nhẹ nhàng. Hạn chế chuyển động mạnh môi trên khi bạn đánh răng.

Tránh tác động lực mạnh lên mũi

8. Tránh tác động lực mạnh lên mũi.

Lực tác động mạnh hoặc bất chợt vào khu vực phẫu thuật có thể khiến bạn bị sưng nhiều hơn và cản trở quá trình hồi phục của mũi.

– Không được xì mũi. Có thể bạn sẽ thấy đường mũi hơi bị ép, nhưng nếu xì mũi, bạn có thể gây tổn thương đường khâu và các mô mũi, gây ra nhiều vết sưng hơn và kéo dài quá trình hồi phục.

– Cũng đừng hút mũi quá mạnh như khi bạn bị xổ mũi. Hành động này cũng gây ra áp lực khiến vết sưng tệ hơn, làm dịch chuyển vị trí của băng và nẹp, và cản trở quá trình hồi phục.

– Hạn chết hắt hơi. Nếu phải hắt hơi, hãy cố gắng để lực hắt thở ra từ đường miệng như khi bạn bị ho.

– Kể cả cười lớn quá cũng có thể khiến các cơ và dây chằng của mũi thay đổi vị trí và tạo thêm áp lực khi khu vực phẫu thuật.

Xem thêm: Nâng mũi sau bao lâu thì hết sưng và lành

Phần 3. Chăm Sóc Mũi Đã Phẫu Thuật

Hãy kiên nhẫn.

1. Hãy kiên nhẫn.

Những vết sưng nhỏ và cơn đau nhẹ vẫn sẽ còn đó trong khoảng một năm. Những vết sưng thấy được sẽ mất sau vài tuần, nhưng sẽ mất vài tháng hoặc lâu hơn để các vết sưng thực sự khỏi hẳn.

– Hầu hết các bước trong phẫu thuật mũi tạo ra những thay đổi rất nhỏ: thường thì chúng nhỏ tới mức được tính bằng millimet.

– Có khả năng là bạn không thấy được kết quả như mong đợi và muốn làm phẫu thuật lần nữa.

– Một vài mô bên trong mũi cần tới 18 tháng để hết sưng hoàn toàn. Những phần khác của mũi có thể thay đổi và điều chỉnh trong một năm hoặc hơn sau khi phẫu thuật.

– Vì những lý do trên, hầu hết các bác sĩ phẫu thuật sẽ không phẫu thuật lại cho bạn trong ít nhất một năm sau lần phẫu thuật trước.

Dùng kem chống nắng

2. Dùng kem chống nắng.

Hãy luôn bảo vệ da bạn khỏi các tia mặt trời bằng cách dùng kem chống nắng đúng cách và mặc quần áo kín đáo.

– Hãy bôi một lớp dày kem chống nắng để bảo vệ da bạn khỏi tia UVA và hãy chọn những sản phẩm có chỉ số SPF 30 trở lên.

– Hãy đội mũ lưỡi trai hoặc mũ rộng vành để che mặt khỏi ánh nắng.

Tránh tạo áp lực lên mũi

3. Tránh tạo áp lực lên mũi.

Trong bốn tuần đầu sau phẫu thuật, hãy cố gắng đừng tạo nhiều áp lực lên mũi nhé. Tùy vào tính chất của ca phẫu thuật mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn đừng tạo áp lực lên mũi trong thời gian dài hơn.

– Đừng đeo kính trong thời này vì sẽ tạo lực đè lên mũi.

– Còn nếu phải đeo kính, hãy cố gắng tránh tạo lực lên mũi. Có một cách đó là dán gọng kính ở sau đầu.

Chú ý quần áo

4. Chú ý quần áo.

Trong bốn tuần đầu, tránh mặc các loại áo cần tròng qua đầu (hoặc lâu hơn nếu bác sĩ yêu cầu).

– Hãy mặc sơ mi hoặc áo khoác có hàng nút cài phía trước, hoặc chọn các loại váy mà bạn có thể chui vào.

– Đừng mặc sweatshirt và sweater trong khoảng thời gian này nhé.

Cẩn thận khi tập thể dục

5. Cẩn thận khi tập thể dục.

Tiếp tục bài thể dục hàng ngày của bạn, nhưng bạn cần điều chỉnh một chút nếu bài tập có động tác mạnh có thể tạo áp lực lên mũi. Đôi khi bạn không nghĩ tới việc này nhưng một vài bài tập có những chuyển động lên xuống có thể gây tổn thương các mô bên trong mũi và quá trình hồi phục của bạn sẽ lâu hơn dự kiến.

– Hạn chế chạy bộ. Tránh hẳn các hoạt động hoặc các môn thể thao có thể khiến mặt bị tổn thương như đá banh, bóng bầu dục và bóng chày.

– Chỉ tập các môn nhẹ nhàng và tránh những môn nặng như aerobic.

– Yoga và các bài thể dục dãn cơ là những lựa chọn tốt, nhưng hãy tránh các động tác mà bạn cần phải cuối người hay hạ thấp đầu. Các động tác này có thể gây thêm áp lực cho mũi và cản trở quá trình hồi phục.

– Hãy hỏi bác sĩ khi nào thì bạn có thể tập thể dục lại bình thường được.

Ăn uống lành mạnh

6. Ăn uống lành mạnh.

Hãy giữ chế độ ăn bạn đã theo trong vài tuần trước khi phẫu thuật, hoặc bạn có thể tạo cho mình một chế độ ăn cân bằng từ những nhóm thực phẩm được khuyến nghị.

– Ăn những thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau củ, và giữ chế độ ăn ít natri cho tới khi bác sĩ cho phép bạn thay đổi.

– Đừng hút thuốc trở lại nếu trước khi phẫu thuật bạn có hút thuốc. Cũng như đừng hít khói thuốc. Hít khói thuốc gián tiếp cũng là một dạng kích thích.

Xem thêm: Các biện pháp khắc phục sửa mũi bị hư, hỏng do phẫu thuật

Bác sĩ Phương Dung

Leave a Reply